Sunday, January 31, 2010

Nhìn Tây Tạng, thấy Việt Nam

Nhìn Tây Tạng, thấy Việt Nam

Rời Thành Đô trên chiếc phi cơ cánh quạt loại nhỏ chứa khoảng sáu chục người, sau hơn một giờ bay chúng tôi đã thấy nhấp nhô những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng của xứ Tây Tạng. Bỏ lại sau lưng căn nhà tranh di tích của Đỗ Phủ, bỏ lại mảnh đất dựng nghiệp của Lưu Bị thời Tam Quốc, bỏ lại miếu thờ Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi cùng những thành lũy bằng đất xây dựng từ thời Tần-Hán nằm gần quận lỵ Đôn Hoàng, khi chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Lhasa thì kim đồng hồ chỉ 1 giờ 22 phút, giờ địa phương, buổi chiều.

Mỗi người được phát cho một túi nhỏ đựng dưỡng khí và được dặn dò phải cẩn thận kẻo bị choáng váng hay té ngã vì áp suất thay đổi. Trong số hơn 60 hành khách thì gần ba chục là du khách Âu Mỹ, 5 hay 6 người mặc binh phục, hơn hai chục là thường dân nói tiếng Hoa, và vỏn vẹn chỉ có 4 người Việt. Lúc rời Washington DC nhóm anh em chúng tôi có tới 12 người, nhưng lúc đi Tây Tạng chỉ còn lại vợ chồng anh chị Trần Dương và vợ chồng tôi. Trong lúc chuẩn bị rời máy bay, tôi bỗng chợt nhớ tới bài địa lý thuở còn nhỏ:

Nước Tây Tạng rộng bằng hai nước Pháp, có dãy núi Hymalaya (Hy Mã Lạp Sơn) là dãy núi cao nhất thế giới, có ngọn Everest quanh năm tuyết phủ. Tuổi ấu thơ của tôi lại được kích thích khi nghe kể chuyện những nhà tu trên đất Tây Tạng ngồi xếp bằng tròn, bay vù vù từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác, hoặc những chuyện rùng rợn về thiên táng, xác người chết được đem lên đỉnh núi xẻ thịt ra từng mảnh quăng cho chim ăn theo triết lý: vật nuôi người, người nuôi vật, trái ngược với phong tục của chúng ta là địa táng, đào huyệt chôn dưới đất, hay hỏa táng là đem thiêu xác, lấy cốt về thờ. Lớn lên, đọc sách, đọc báo, đọc được những bức thư của nhà cách mạng Phan Bội Châu gửi cho nhà cách mạng Phan Chu Trinh, trên đầu thư cứ một điều Hy Mã Tôn Ông nhã giám, hai điều Hy Mã Tôn Ông nhã giám, thì lòng lại càng nao nức muốn biết Tây Tạng và Hy Mã Lạp Sơn lắm. Tưởng rằng “nhưng chỉ là giấc mơ thôi”, không ngờ có ngày tâm thành ý đạt.

Độ cao của nước Việt Nam ta trung bình so với mặt biển là khoảng 19 m (63 feet), nhưng độ cao của Tây Tạng so với mặt biển là 3,658 m (12,000 feet) và đỉnh cao của ngọn Everest so với mặt biển tới 8,848 m (29,000 feet). Cho nên, trừ dân địa phương, còn du khách khi đã có ý định mò lên thăm cái xứ sở nằm cao tít trên nóc nhà thế giới này thì đều đã dự liệu về chuyện áp suất không khí thay đổi. Tinh thần chuẩn bị kỹ càng như thế nhưng lúc máy bay đáp xuống phi trường, cánh cửa mở ra, chân mới chạm đất thì gió thổi mạnh đến nỗi không thể tự chủ nổi, chỉ bước được mấy bước thì cái mủ lưởi trai đem từ D.C. đã bị gió thổi văng xuống và cuốn đi như một chiếc lá. Một tay che đầu, một tay kéo cái túi hành lý nhỏ, chạy lọt được vào tới phòng chờ đợi thì cổ họng khô cứng lại như đã ba ngày không được một hớp nước.

Nhân viên hãng du lịch ra đón bốn người chúng tôi là một phụ nữ có tên Mã Dung. Cái tên này làm tôi chợt nhớ đến mấy cái tên Mã Đằng, Mã Đại và Mã Siêu trong bộ Tam Quốc Chí. Nghĩ vậy thôi, chứ cô Mã Dung không mang một nét đặc thù nào của Hán tộc. Thân hình dong dỏng cao, khoảng hơn thước rưỡi, tóc dài chấm lưng vai, da rám nâu, nói tiếng Anh đủ để chúng tôi hiểu được. Sau một vài câu trao đổi ngắn gọn, cô đưa chúng tôi lại chỗ lấy hành lý và ra ngay chiếc xe Van hiệu Toyota chờ sẵn. Trái với cô Mã Dung, người lái xe rõ ràng là một chú người Hoa chính hiệu, hai mắt ti hí, má phệ, tóc ngắn, nước da màu vàng tái, tương phản hẵn màu nước da của những người Tây Tạng mà chúng tôi từng gặp trong chùa Tây Tạng Labrang Monastery trên đất Sa Hẹ. Ra khỏi phi trường, xe chạy vòng vèo, một bên vách núi, một bên bờ sông, nước trong xanh ngắt. Độ chừng mười cây số xe dừng lại tại một khúc quẹo và người tài xế ra hiệu cho chúng tôi xuống để chụp hình. Đó là một cái hang thô sơ thờ hình Đức Phật ngồi thiền, miệng hang treo vô số tấm phướn và cờ đuôi nheo cùng những miếng vải to cỡ ba bốn bàn tay, màu sắc, xanh, trắng, đỏ, vàng, trông rất sặc sỡ. Chụp hình xong, chúng tôi lên xe về thẳng khách sạn Holiday Inn trên đường Beijing Lu.

Ở đâu quen đấy. Sau một buổi chiều và một đêm dài nghỉ ngơi chúng tôi đã làm quen được với thời tiết. Sáng hôm sau chúng tôi ra ngồi nhâm nhi cà phê trong phòng khách để chờ xe đến đón. Phía bên kia đường là một dinh thự lớn, bảng hiệu nền đỏ chữ vàng viết bằng chữ Hán, hai người lính gác, súng gắn lưởi lê, quân phục màu xanh phân ngựa, thứ quân phục của lính Trung Cộng mà chúng tôi từng gặp ở Bắc Kinh và Tây An. Tại tiền đình, trên đỉnh cao của cột cờ là lá cờ Trung Cộng, một ngôi sao lớn bốn ngôi sao nhỏ phất phơ trước gió. Ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán, bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho bốn sắc dân chư hầu Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

Mặt trời lúc này đã lên cao. Những tia nắng ban mai đã rọi xuyên qua khung kính cửa sổ của phòng khách dệt thành những sợi nắng đan chéo trên tường nhưng không khí vẫn còn se se lành lạnh. Xe cộ qua lại thưa thớt, lâu lắm mới thấy một chiếc xe tự chế, là chiếc xe có một bánh bằng gỗ do một người đẩy hay kéo, chậm chạp đẩy qua. Theo lịch trình, đúng 9 giờ cô Mã Dung cùng người tài xế mới có mặt đưa chúng tôi tới đến Jokhang là ngôi đền được Hoàng hậu Wengcheng, vợ thứ của vua Songtsen Gampo, xây cất vào năm 647, và sau đó tới đền Lublinka. Hai ngôi đền thờ này khá lớn nhưng chỉ có một tầng, tường xây bao bọc chung quanh, vôi tróc loang lổ, thiếu người săn sóc, cũng hệt như quang cảnh sở thú ở Trùng Khánh, cây cỏ thì xơ xác, con người thì nhếch nhác. Thỉnh thoảng một nhóm dân Tây Tạng ngồi nhặt cỏ nhìn chúng tôi đi qua với ánh mắt vô cảm lạnh lùng rồi sau đó họ lại ngồi chồm hổm tiếp tục dọn cỏ hay đứng lên uể oải cầm chổi quét những chiếc lá rụng. Không khí ở đây ảm đạm buồn tênh chứ chẳng thấy gì gơi cảm.

Đến bữa ăn trưa chúng tôi được đưa vào nhà hàng quốc doanh nằm cùng dãy nhà với siêu thị do nhà nước quản lý. Tổ chức du lịch của Trung Quốc rất chặt chẽ. Chuyên chở đưa đón thì có China Travel Services, viết tắt là CTS, và chúng tôi gọi đùa là Communist Total Shit. Bữa ăn thì bị lùa vào nhà hàng quốc doanh. Mua sắm thì vào các thương xá Friendship của nhà nước luôn luôn được xây cất kế ngay nhà hàng ăn, hoặc xe bus chở thẳng vào các công ty sản xuất. Tiếng gọi là công ty nhưng thực chất là công ty quốc doanh, nhân viên phục vụ đều là người của chế độ mặc thường phục. Hầu hết đồng tiền của du khách đều lọt vào túi của nhà nước chớ rất khó mà rớt đến tay người dân. Sau bữa cơm trưa, chúng tôi được đưa đi chơi băng qua sông Lhasa bằng thuyền Yak-Skin. Thuyền này làm bằng da con Yak, một loại bò đen to lớn, lông rất dài và rất dày để chống lạnh. Còn sống và khỏe mạnh thì con Yak được dùng để kéo cày và lấy sữa. Lúc chết thì thịt dùng làm thực phẩm, mỡ dùng làm dầu nến thắp, da dùng làm trống hoặc ghép lại làm thuyền. Con bò Yak mật thiết tới đời sống người dân Tây Tạng nên bò Yak là biểu tượng của xứ Tây Tạng. Con đường Beijing Lu kéo dài từ Bakhor tới Drapung Monastry chia thủ phủ Lhasa ra làm đôi, đoạn dẫn vào khu thương mại trung tâm thành phố cũng có tượng Yak. Đi xem trình diễn văn hóa dân tộc cũng có vũ điệu muá với bò Yak. Ở Lhasa thuyền Yak không đậu dưới sông mà được dựng ở các bến, mỗi bến có cả chục chiếc thuyền làm bằng da con Yak xếp thành dãy dài chờ du khách. Mỗi thuyền chở được sáu hay tám người và có thể chở thêm cả xe đạp hoặc xe gắn máy . Nước sông Lhasa rất trong nhưng do tuyết tan từ các đỉnh núi chung quanh đổ xuống nên thò tay xuống thấy lạnh buốt. Khi có du khách, một người Tây Tạng đưa lưng ra cõng một chiếc thuyền bằng da con Yak đến bến cho khách xuống và dùng sào chống con đò qua sông như hình ảnh người chèo đò Trương Chi trong truyện cổ Việt Nam.

Hôm sau chúng tôi đựợc đưa đến thăm cung điện Potala là nơi ngày trước các vị Phật sống Tây Tạng ngự trị. Cung điện này cao ba từng quét vôi nửa trắng, nửa nâu xây trên triền núi gồm nhiều dãy nhà nối tiếp nhau. Nửa trắng phía dưới là nhà khách, nhà ăn, nhà chứa vật cụ, phần trên màu nâu được phân chia thành các phòng thờ phượng. Phía trước, ở dưới thấp là một sân rộng phía trước chừng hơn hai mẫu tây để tín đồ tụ hội, từng toán du khách đổ xuống từ những chiếc xe bus hòa nhập với những người dân địa phương chạy theo bán nhang đèn và các tu sĩ khoác áo choàng màu huyết dụ hay màu vàng nghệ làm không khí ở đây thêm nhôn nhịp. Từ trên cao, tôi nhìn khắp bốn phía để mong thấy những tín đồ đi hành hương, cứ bước một bước lại nằm dài thẳng cẳng xuống đất, duỗi hai tay về phía trước, miệng đọc kinh, sau đó lại đứng dậy bước thêm một bước khác, rồi lại nằm dài người xuống đất, như những con sâu đo. Chúng tôi đến cung điện Potala không nhằm vào ngày lễ nên ngoài du khách ra chỉ thấy những người dân Tây Tạng dẫn vợ con đến cúng vái. Người chồng nét mặt khắc khổ, quần áo nhiều mảnh, có khi khoác áo nhà binh sờn rách, người vợ mặc váy, cổ đeo nhiều chiếc vòng bằng đồng, đầu quấn khăn tua sặc sỡ, chân bước, tay cầm chiếc “vòng luân hồi” vừa đi vừa quay, miêng lẩm bẩm đọc kinh một cách thành kính.

Con đường đi lên điện Potala là những phiến đá lát bậc thang, không dốc lắm nhưng rất hẹp khiến người lên người xuống phải chen chúc len lách. Càng lên cao càng ngộp thở. Hơi người, hơi khói, và nhất là hơi bốc ra từ những ngọn nến và những bình dầu đốt bằng mỡ Yak khiến không khí thật ngột ngạt. Qua tầng một, tầng hai, là lên đến khu chánh điện, được chia làm nhiều gian nhỏ, cờ quạt, lọng phướn treo kín mít. Tại mỗi phòng đều có bàn thờ Phật hoặc bàn thờ linh vị các Đạt Lai Lạt Ma đã hóa kiếp. Mỗi phòng đều có một nhà sư lo việc đèn dầu và ngay gần cửa ra vào của mỗi phòng là một thùng kiếng để thập phương bỏ tiền dâng cúng. Một lần vừa lấy máy ảnh định chụp một tấm hình thì vị sư già khẳng khiu ngồi gần chánh điện xua tay ra hiệu chỉ thẳng vào một người to béo mặc thường phục ngồi ở góc cửa ra vào. Người đó mới thực sự quyền hành còn vi sư già chỉ là cây cảnh.

Rời tu viện Potala chúng tôi được đưa đi xem một khu sản xuất thủ công nghệ gồm nhà đan lát, nhà dệt thảm, nhà chạm khắc đồ gỗ. Mỗi nhà đều có khu sản xuất và khu bán hàng. Tại những khu sản xuất, nhân công là người Tạng, nét mặt khắc khổ chịu đựng, ngồi từng dãy im thin thít, quấn sợi, kéo chỉ. Ở khu dệt thảm đa số thợ là trẻ nhỏ, thấy du khách đến chúng lấm lét ra hiệu cho du khách lại gần rồi hai mắt dáo dác, đưa tay xin tiền. Không biết là chúng sợ bị bắt, bị trừng phạt, hay sợ bị thu lại số tiền xin được. Đến khu bán hàng thì chỉ thấy người Hoa, líu lo nói tiếng Hoa, nét mặt sung mãn. Buổi chiều chúng tôi được đưa đi mua sắm ở khu thương mại nằm phía đông thành phố, trong lòng bốn con đường chính có tên Wengduixinca, Dongzisu Road, Hebalinlu và Zinzudong Lu. Ở mấy dãy phố này không có nhà cao từng. Bảng hiệu hoặc viết bằng Anh Ngữ hoặc bằng chữ Hán. Bước vào đây không khác gì bước vào các khu phố Tàu ở Philadelphia hay phố Tàu ở Los Angeles. Có lẽ người dân Tây Tạng đã “tự nguyện xin đi các vùng kinh tế mới”, hệt như người Sàigòn tự nguyện dâng nhà dâng cửa cho Đảng cho Bác để đi lao động vinh quang tại các vùng đèo heo hút gió khỉ ho cò gáy Bù Đăng, Bù Đóp, Bù Gia Mập. Bữa ăn cuối cùng tại Lhasa chúng tôi được đưa vào nhà hàng uống sữa Yak, ăn cháo lòng Yak, có tiếp viên và nhạc công mặc xiêm y Tây Tạng, nhưng viên quản lý lại cũng là người Tàu. Khi sắp ra về cô Mã Dung choàng lên cổ chúng tôi mỗi người một khăn vải mỏng màu trắng, biểu lộ tình hữu nghị và sự hiếu khách của người Tạng.

Ở Tây Tạng bốn ngày, đi đâu cũng chỉ thấy người Hoa làm chủ. Trước đây Tây Tạng là một quốc gia độc lập cho đến năm 1959 thì bị Trung Cộng sát nhập. Trước năm 1950 dân số Tây Tạng gần một triệu nhưng năm 2000, theo thống kê, dân số lên đến hơn 2 triệu. Một triệu người thêm sau này chắc chắn có đến 80% là người Hoa vì dân Tây Tạng rất ít sinh đẻ. Giờ đây có lẽ dân số trên đất Tạng đã cao hơn nhiều, nhưng người Tây Tạng đích thực đã trở thành nô lệ của người Trung Hoa Hán Tộc. Lũ Tạng Gian trở thành cai nô còn người dân Tây Tạng thì làm thợ trong các xưởng máy hoặc làm nông nô tại các nông trường. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhân danh Tây Tạng vận động khắp thế giới xin cho Tây Tạng là một xứ tự trị Tibet Autonomy Region (TAR) cũng không được. Trung Cộng đã dựng lên một Ban Thiền Lạt Ma làm bù nhìn. Trước đây đến Tây Tạng phải bằng máy bay. Năm 2000, du khách từ Thành Đô tới Tây Tạng cũng phải đi bằng máy bay. Năm 2004 Trung Cộng xây dựng một thiết lộ nối liền Trung Quốc đến Tây Tạng. Có con đường này thì lên Tây Tạng sẽ dễ dàng và người Hán sẽ lên Tây Tạng thoải mái. Con đường này làm tôi liên tưởng đến con đường Trường Sơn được Hà Nội cho làm xuyên suốt từ biên giới Trung Cộng vô Nam.

Ôi! Dân Tạng chỉ có hơn một triệu nên phải chịu cảnh mất nước đã đành, còn dân Việt chúng ta có hơn tám chục triệu cũng đành chịu trở thành dân mất nước? Chẵng lẽ ngay trong cuộc đời trước mắt, chúng ta đứng yên để thấy những đảng viên cộng sản trở thành cai nô, người dân Việt Nam trở thành nông nô, tổ quốc Việt Nam là một ngôi sao nhỏ nằm chung với bốn ngôi sao nhỏ khác. Lá cờ Trung Cộng sẽ là lá cờ có một ngôi sao nhỏ lớn tượng trưng cho Đại Hán và năm ngôi sao nhỏ tượng trưng cho năm sắc dân bị mất nước là Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Việt ?

Lê Minh Khôi

http://www.haingoaingaynay.com/2010/01/31/nhin-tay-t%E1%BA%A1ng-th%E1%BA%A5y-vi%E1%BB%87t-nam

---

Friday, January 15, 2010

Tibetans and Supporters demonstrated in front of the chinese generalconsulate in Frankfurt am Main, West Germany, on Friday, 15th of January 2010











Tibetans and Supporters demonstrated in front of the chinese generalconsulate in Frankfurt am Main, West Germany, on Friday, 15th of January 2010, from 3:00 pm to 4:30 pm.

FREE Dhongdup Wangchen ( Tibet Filmmaker ) !

FREE TIBET !


Tibet-Termin:

15. Januar 2010 Frankfurt
Solidaritätsdemonstration für Dhongdup Wangchen

15:00 - 16:30 Uhr vor dem chinesischen Generalkonsulat, Mainzer Landstraße 175, Frankfurt.

Nhóm Địa Phương cuả Hội Sáng Kiến Tây Tạng tại Đức e.V. tổ chức cuộc Biểu Tình đoàn kết và chống Cộng vào ngày Thứ Sáu, 15 tháng 1 năm 2010, từ 15 giờ đến 16 giờ 30, trước Tổng Lãnh Sự cuả Trung Cộng, Mainzer Landstr. 175, Frankfurt am Main, Tây Đức.

Regionalgruppe Frankfurt der TID / www.tid-frankfurt.de

Cực lực phản đối và lên án mạnh mẽ việc Trung Cộng tuyên án 6 năm tù Dhongdup Wangchen ( Tibet Filmmaker ).

---

Wednesday, January 13, 2010

[PhoNang] TÂM THƯ GỞI ANH TRƯƠNG NHÂN VÀ ĐỒNG HƯƠNG BÊN ĐỨC


Dear anh Nhân và quý vị trên diễn đàn,

Tiếp lời anh Việt, chị Phượng, và bạn hiền Tuấn Lê, Hoàng xin nói về một khía cạnh khác, hơi cá nhân một chút.

Tinh thần đấu tranh của bà con ở Đức cao, dù giá băng tuyết phủ vẫn biểu tình song nếu không có anh Trương Nhân thì trên Phố Nắng và có lẽ nhiều diẽn đàn khác không ai hay biết. Hoàng có nghe nói là tin tức về buổi biểu tình chống cuộc thi hoa hậu của VC ở châu Âu có đăng trên một vài website, nhưng nếu không surf website thì khó mà hay biết.

Cuộc đấu tranh chống Cộng là toàn diện và tổng thể. Tuy ngòi bút trên diễn đàn không đóng góp bằng xương bằng thịt, bằng hiện kim hiện vật, nhưng sự ủng hộ tinh thần có lẽ cũng quý báu và hiệu quả không kém.

Thay mặt diễn đàn Phố Nắng xin cảm ơn anh Trương Nhân phổ biến và cập nhật những tin tức quý báu.

Lần sau anh có ghé Úc thì Hoàng sẽ thù tiếp anh tương xứng, há anh Nhân.

Solidarity,
Hoàng
TB: Hôm anh em mình đi công tác ở vùng cao nguyên không có chụp, uổng quá .

hoang4eb@gmail.com

---

Anh Trương Nhân thân mến,

Thắm thoát mà gần nửa năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta gặp nhau lần
đầu tiên trong buổi nói chuyện của cựu Tướng Lê minh Đảo tại trụ sở
của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH, tiểu bang Qld.

Hôm nay cũng còn trong nửa tháng đầu tiên của năm mới, anh cho tôi gởi
lời mến chúc anh và gia đình được nhiều sức khỏe và mọi sự an lành
trong năm 2010 này.

Anh Nhân thân,

Cám ơn anh đã gởi bài vở và hình ảnh về các buổi biểu tình chống
cái-gọi-là cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam ở Đức Quốc trong những ngày qua.
Thú thật là xem những bức ảnh đó mà lòng tôi xúc động vô cùng.

Đọc trên báo và internet cũng như xem trên truyền hình, thấy mùa Đông
bên Âu Châu năm nay vô cùng khắc nghiệt.

Mới hôm Chủ Nhựt vừa rồi 10/1 đây chứ đâu, chính tôi đã có loan tải
trong chương trình phát thanh Việt ngữ mà chúng tôi thực hiện trên đài
4EB ở Brisbane này một mẫu tin nói là Anh Quốc bị băng giá đến nổi
chính phủ phải nhập cảng thêm muối để rãi lên đường lộ cho tan băng
tuyết.

Rồi ngày hôm qua, thứ Ba 12/1, báo The Australian đăng một bức hình
của một vườn nho ở Pháp trơ trụi lá, được che phủ bởi một màn tuyết
trắng xóa. Bản tin cho biết ở miền Bắc nước Đức, bảo tuyết đã làm gián
đoạn giao thông trên nhiều xa lộ và tuyến đường xe lửa. Gần 100 chuyến
bay từ phi trường Frankfurt đã bị hủy bỏ.

Có nghĩa là lạnh lắm. Lạnh tái tê ! Lạnh thê thảm !

Vậy mà đồng hương của tôi vẫn bất chấp cơn giá lạnh đó, đang tụ họp
ngoài trời, trước cửa một rạp hát ở một thị xã cách Munchen gần 30 cây
số. Người nào cũng áo khoác ngoài dày cộm, cũng khăn choàng, mũ nỉ.
Hình chụp cho thấy có cả tuyết đang rơi xuống nữa. Nhưng không thấy ai
có vẻ co ro, run lạnh cả.

Sao hay vậy ?

Điều gì đã làm cho đồng hương chiến thắng được thử thách đó của thiên
nhiên ? Điều gì đã khiến cho, như lời người cảnh sát Đức giữ an ninh
đã hỏi "họ không ở nhà giữa chăn êm nệm ấm mà lại phải khổ sở hàng mấy
tiếng đồng hồ trong băng giá như vậy ?".

Phải chăng đó là NGỌN LỬA ĐẤU TRANH vẫn đang cháy đỏ trong tâm hồn họ,
cho dù gần 35 năm đã qua đi từ ngày tháng Tư năm nào ?

Nhớ lại những lần tôi đi xe buýt cùng đồng hương về Canberra dự các
buổi biểu tình 30/4. Nước Úc vào giữa mùa Thu nhưng có những đêm, trời
Sydney cũng đã có khi trở lạnh. Nhìn các cô bác cuộn mình trong các
sleeping bags ngủ tạm ở Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Sydney, lòng tôI
đã chợt cảm thấy bồi hồi, xúc động.

Bây giờ, nhìn những tấm ảnh các cô bác bên Đức dưới trời mưa tuyết, ai
mà không chạnh lòng, chua xót. Cảm thương các bậc cao niên vô cùng.
Tuổi đã về chiều nhưng vẫn không quên trách vụ phải nói lên cho con
cháu, không, cho cả thế giới thì đúng hơn, biết về cái hiểm họa đàng
sau màu cờ máu đó.

Anh Nhân thân mến,

Đối với tôi, việc đi xem văn công từ Việt Nam ra nước ngoài trình diễn
đã là một hành động không thể nào chấp nhận được. Cho nên, tôi càng
phản đối các buổi gọi là thi Hoa Hậu này nhiều hơn gấp chục lần.

Tại sao ? Tại vì tôi không quên được những thiếu nữ đôi mươi, và ngay
cả các em bé gái Việt Nam 13, 14, đã và đang được đem ra để mời gọi,
gả bán hàng ngày cho ngoại nhân ở bên nhà. Mà cũng không phải chỉ ở
Việt Nam không thôi. Có phải là một sự tình cờ chua xót hay không khi
hôm qua, có nguời gởi lên internet một bài "phóng sự" về các phụ nữ VN
hành nghề "ăn sương" ở Kuala Lupmpur, thủ đô Mã lai Á.

Danh dự của người con gái Việt Nam đâu rồi ? Phẩm giá của người phụ nữ
Việt nam vì sao đã biến mất ?

Vậy mà ... vậy mà .... ở đây, có những người có thể bỏ tiền ra để nhìn
những người con gái Việt Nam ỏng ẹo, phô bày thân thể để mua vui trong
một, hai tiếng đồng hồ. Tôi không hiểu họ còn chút suy nghĩ nào sót
lại trong đầu óc họ hay không ?

Anh Nhân thân mến,

TôI không hiểu được họ. Nhưng tôi hiểu được anh. Và tôi hiểu được việc
làm của các cô bác, của các đồng hương trước rạp hát đêm hôm vừa rồi.
Tôi cám ơn anh và quý vị đã giúp cho tôi nhận thức được rằng, bên kia
nửa quả địa cầu vẫn còn có những người cùng chung tâm huyết với mình.

Mong dịp tái ngộ để cùng hàn huyên nhiều hơn.

Thân mến,
Trần hưng Việt
(Brisbane, 13/01/2010)

viettran.qld@gmail.com

---

Sunday, January 10, 2010

Biểu Tình phản đối Việt gian Cộng sản tổ chức Thi Hoa Hậu Miss Việt Cộng tại Âu châu, 09-01-2010 (by Munich)




Thư Kêu Gọi Tẩy Chay và tham dự Biểu Tình phản đối csVN tổ chức cái gọi là "Hoa Hậu Việt Nam Tại Âu châu"

Kính gửi đến: Quý đồng hương người Việt tỵ nạn cộng sản tại Đức và tất cả mọi người yêu chuộng sự thật, công lý, tự do, dân chủ và nhân quyền.

Kính thưa quý vị,

Trong suốt thời gian qua, nhà cầm quyền CSVN, với việc ban hành nghị quyết 36, luôn kêu gọi hòa hợp hòa giải xóa bỏ hận thù để cùng nhau xây dựng đất nước, nhưng thực tế họ luôn tiến hành phá hoại bằng mọi cách: Đưa người len lỏi, xâm nhập vào cộng đồng người Việt nhằm mục đích theo dõi, lũng đoạn, gây ảnh hưởng xấu, khiến chia rẽ cộng đồng, ép buộc phá hủy hai tấm bia Tưởng niệm Tỵ nạn tại Mã Lai và Nam Dương. Mới đây nhất họ lại tiếp tục tìm cách gây áp lực hủy bỏ luôn di tích hai trại tỵ nạn tại Galang ngõ hầu xóa bỏ hoặc che dấu tất cả những chứng cớ, vết tích của hàng triệu người dân Việt, Cam Bốt, Lào trước đây 30 năm đã bất chấp mọi hiểm nguy, trốn chạy chế độ cộng sản vô nhân bản.

Riêng trong nước thì nhà cầm quyền CSVN lộ rõ bản chất yếu hèn, tham quyền cố vị cắt đất, nhượng biển cho đàn anh Trung cộng, thẳng tay đàn áp, bỏ tù những người yêu nước đòi hỏi tự do dân chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia như linh mục Nguyễn văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân… Mới đây nhất họ đã đưa 9 người yêu nước ra tòa chỉ vì biểu tình phản đối Trung cộng, xác quyết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Về mặt kinh tế thì nhà nước khả năng kém cỏi, tham nhũng hối lộ, bóc lột tận xương tủy người dân, gây thảm cảnh đa số đói nghèo, phải lưu lạc khắp nơi, ra nước ngoài lao động trong những điều kiện khổ cực, vô nhân đạo, mọi quyền lợi bị bóp chẹt, chẳng cơ quan nào quan tâm đến.

Nhưng đối với ngoại quốc thì họ luôn cố gắng che dấu hoặc vẽ vời, tô điểm cho chế độ thối nát trong nước, đánh lừa dư luận quốc tế và cộng đồng người Việt ở hải ngoại về một đất nước Việt Nam xinh tươi, yên ấm, tự do, dân chủ và thịnh vượng. Trong mục đích này, nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh cho bọn tay sai nằm vùng hưởng lợi phối hợp với Lãnh sự quán tại Đức tổ chức cái gọi là "Thi Hoa Hậu Việt Nam Âu Châu" hòng tiếp tục lừa bịp thế giới và ru ngủ mọi người.

Để vạch trần bản chất gian manh của CSVN cho tất cả mọi người yêu chuộng sự thật, công bình, tự do và dân chủ cùng biết nên chúng tôi thỉnh cầu quý vị: Hãy kêu gọi mọi người thân thích, bạn bè quen biết, tẩy chay các buổi trình diễn mang tính chất dối trá, che đậy, cùng nhau đến tham dự cuộc biểu tình phản đối được tổ chức tại

Bürgerzentrum - Bruckerstr. 2 – 82216 Maisach – Gernlinden lúc 19 giờ ngày 09.01.2010

Mọi Người Việt Tự Do chúng ta hãy đồng tâm bày tỏ lập trường dứt khoát với chế độ và nhà nước CSVN!

Trân trọng kính chào

Ban Tổ Chức

Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Bayern, Tel. 0173-6508789 eMail: CDNVTN.Bayern@gmx.net

AUFRUF

zum gemeinsamen Boykott und zur Demonstration gegen die Veranstaltung des sogenannten "Miss Wahl VN in Europa 2009" von der kommunistischen VN Regierung.


An unsere Landsleute in Deutschland und an alle, die die Wahrheit, Recht, Freiheit, Demokratie und Menschenrecht lieben und sich dafür einsetzen.

Liebe Freunde,

durch das Gesetz §36 will das VN-Regime mit Vietnamesen in der ganzen Welt versöhnen und sie dazu auffordern, ihrem Heimatland zu helfen und aufzubauen. Tatsache ist aber, dass das nur ein Scheingesetz ist und sie in Wahrheit immer wieder versucht, mit allen Mitteln die Gemeinschaft der Übersee-Vietnamesen zu schädigen: Unwahrheiten zu verbreiten, Unruhe zu stiften, Separatismus zu streben, Feindseligkeit innerhalb der Gesellschaft zu provozieren...

Die kommunistische Regime in VN hat seine diplomatische Macht missbraucht, um die zwei Boat People-Denkmäler in Indonesien und Malaysia entfernen lassen zu verursachen. Vor kurzem verstärkte die Hanoi Regierung seinen Druck auf der Regierung Indonesiens, um dieses Mal das Galang Flüchtlingslager abzunehmen. Dieses Lager ist renoviert und im Laufe der letzten Jahrzehnte als ein historisches Denkmal und eine Touristenattraktion für lokale und ausländische Besucher aufrechterhalten worden. Damit will Hanoi den Beweis der Existenz von vietnamesischen Flüchtlingen vernichten, die damals vor 30 Jahren wegen Unmenschlichkeit, Grausamkeit und fehlender Demokratie aus VN geflüchtet waren.

In der inneren Angelegenheiten entpuppt sich diese Regierung als Feigling und ist unfähig das Land zu regieren. Sie lässt unsere eigene Gebiet, Inseln kampflos an China abtreten. Menschen, die zur Demokratie und Freiheit äußern oder gar verlangen, werden bedroht, verfolgt oder ins Gefängnisse gesteckt. Viele Pfarrer, Mönche, Intellektuellen oder normale, Demokratie liebende Bürger ereillten schon dieses Schicksal.

Durch Diktatur und Gewalt wird das Volk unterdrückt, durch Schmierereien, Korruption wird die gesamte Wirtschaft sehr uneffizient und zum Teil gar lahmgelegt. Das ganze vietnamesiche Volk leidet darunter. Die Bevölkerung wird immer ärmer und die Regierung kümmert sich nicht darum und die Leute müssen sehr hart und manchmal unter unwürdiger Bedingungen arbeiten; sie wurden sogar als billige Gastarbeiter mit Hungerlohn im Ausland verschicken.

Nach außen hin wird die schlimme Lage in VN so verdeckt, beschönigt, daß die Welt VN als ein schönes, blühendes, demokratisches Land mit Wohlstand sehen soll. Genau um diesen Zweck zu dienen, wird die sogenannte "vietnamesische Miss Wahl in Europa 2009" veranstaltet, und zwar vom VN Generalkonsulat in Frankfurt, Deutschland und sein Gefolgsleute.

Wir appelieren an alle Menschen, die die Wahrheit, Recht, Freiheit, Demokratie und Menschenrecht lieben, die Veranstaltung der "Vietnamesischen Miss Wahl VN in Europa" zu boykottieren und mit uns gemeinsam an eine Demonstration dagegen teilzunehmen und zwar am

Bürgerzentrum Bruckerstr. 2 - 82216 Maisach – Gernlinden
um 19 Uhr am Samstag, den 09.01.2010.


Gemeinschaft der vietnamesischen Flüchtlinge in Bayern

Vielen Dank.

---